Vòng lặp - Truyện ngắn dự thi của Thiện Chung (TP.HCM)
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.Giải bóng rổ VBA 2023: Nha Trang Dolphins đánh bại Thang Long Warriors
Dự báo trong chiều và đêm nay, khu vực Tây nguyên và Nam bộ có mưa, mưa vừa và giông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 20 - 50mm, có nơi trên 120mm. Khu vực trung và nam Trung bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 15 - 30mm, có nơi trên 80mm.
'Giải mã' cá vàng đầu sư tử, cá vàng Ranchu phổ biến trong giới chơi cá cảnh
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Một quan chức Nhà Trắng ngày 21.2 cho biết Tổng thống Trump đã ký biên bản ghi nhớ chỉ thị Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) hạn chế nguồn đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược như công nghệ, theo Reuters.Theo đó, các tổ chức và cá nhân nước ngoài đang nắm giữ 43 triệu mẫu đất nông nghiệp tại Mỹ, gần 2% toàn bộ diện tích đất của Mỹ. Trong đó, Trung Quốc sở hữu hơn 350.000 mẫu đất nông nghiệp tại 27 tiểu bang. Nhiều năm qua, các tổ chức bất động sản và giới lập pháp Mỹ bày tỏ lo ngại việc nhà đầu tư nước ngoài mua đất đang đẩy giá đất nông nghiệp lên cao, đe dọa an ninh quốc gia.Chỉ thị của ông Trump cáo buộc các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc đang khai thác nguồn vốn và "sự ngây thơ" của Mỹ để tài trợ và hiện đại hóa cho các chiến dịch quân sự, tình báo và an ninh của họ, đặt ra mối đe dọa trực tiếp cho an ninh Mỹ.Tổng thống Trump yêu cầu thiết lập các quy định mới để ngăn chặn các đối thủ nước ngoài như Trung Quốc khai thác nguồn vốn, công nghệ và kiến thức của Mỹ, đảm bảo rằng chỉ những khoản đầu tư nào phục vụ lợi ích của Mỹ mới được cấp phép.Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng sẽ cân nhắc ban hành quy định mới hoặc mở rộng hạn chế đầu tư của Mỹ sang Trung Quốc liên quan các công nghệ nhạy cảm như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, lượng tử, công nghệ sinh học, hàng không vũ trụ...Nhiều năm qua, nguồn đầu tư Trung Quốc tại Mỹ đã giảm mạnh. Theo hãng nghiên cứu độc lập Rhodium Group, đầu tư hằng năm của Trung Quốc tại Mỹ đã giảm từ 46 tỉ USD vào năm 2016 xuống còn chưa đầy 5 tỉ USD trong năm 2022.Phát biểu tại Nhà Trắng ngày 21.2, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ ban hành quy định mới để ngăn các công ty Mỹ thúc đẩy lợi ích quân sự của Trung Quốc và chặn các cá nhân liên kết với Bắc Kinh mua lại doanh nghiệp và tài sản quan trọng của Mỹ. Bên cạnh đó, Washington sẽ đẩy mạnh đánh giá môi trường đối với các khoản đầu tư hơn 1 tỉ USD tại Mỹ.
Thủy tiên trà, 'tứ đại danh trà' lãnh đạo Trung Quốc chiêu đãi nguyên thủ quốc gia
Trong bối cảnh xe điện ngày càng phổ biến, các thương hiệu đến từ Trung Quốc lại phát triển với tốc độ chóng mặt, Tesla dù là "kẻ mở đường" nhưng hiện nay đang đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn. Đặc biệt trong cuộc chiến về giá bán. Bởi với điểm tựa từ thị trường nội địa, xe điện Trung Quốc có nhiều ưu thế để mở rộng dây chuyền sản xuất, nhờ đó hạ thấp giá thành sản phẩm.Để ứng biến với thực tế này, "gã khổng lồ" xe điện Tesla mới đây rục rịch lên kế hoạch về việc phát triển thêm mẫu mã, trong đó ưu tiên việc cho ra đời một sản phẩm với giá thành "phải chăng" hơn so với những mẫu xe đã có trong danh mục hiện tại như Model 3, Model Y, Model S, Model X hay Cybertruck.Hãng xe điện đến từ Mỹ chưa tiết lộ thông tin cụ thể về tên xe cũng như các thông số kích thước, kỹ thuật hay mức giá. Tuy nhiên, Tesla thông báo đang đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí sản xuất nhằm đưa ra thị trường các mẫu xe có giá thành thấp hơn nữa. Báo cáo mới đây của hãng cho biết, trong quý 4/2024, giá vốn hàng bán của Tesla đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, dưới 35.000 USD/xe, nhờ vào việc giá nguyên vật liệu giảm. Đây là điều tích cực và là cơ sở để hãng tính toán đến việc sản xuất những mẫu xe mới có giá bán hợp lý hơn.Đáng chú ý, trước đây từng có nhiều thông tin khẳng định rằng "gã khổng lồ" xe điện Mỹ đã từ bỏ kế hoạch phát triển mẫu xe giá rẻ Model 2 (mẫu xe hướng đến thị trường phổ thông). Tuy nhiên, có vẻ như với tình hình hiện tại, trước sức ép cạnh tranh gắt gao từ xe điện Trung Quốc và một số thương hiệu châu Âu như BMW hay Volkswagen, Tesla dường như đã thay đổi quyết định và cân nhắc khởi động lại kế hoạch cũ, nhằm duy trì vị thế.Hiện tại, hãng xe Mỹ cũng chưa tiết lộ thời điểm chính xác tung sản phẩm mới ra thị trường. Tuy nhiên, theo thông tin hé lộ, "tân binh" nhà Tesla nhiều khả năng sẽ xuất hiện trong nửa đầu năm 2025.Bên cạnh phát triển thêm sản phẩm để tăng tính cạnh tranh, duy trì vị thế hiện tại; hãng xe Mỹ cũng tiếp tục chiến lược đầu tư, phát triển tương lai khi công bố sẽ bắt đầu thử nghiệm dịch vụ gọi xe tự hành vào tháng 6.2025 tại Austin, Texas (Mỹ). Đồng thời, thử nghiệm phần mềm Full Self-Driving (FSD) - tính năng hỗ trợ lái xe tiên tiến của mình, tại các bang khác như California trong năm nay.Báo cáo bán hàng mới nhất cho thấy, doanh số Tesla đã hồi phục tốt trong hai quý gần nhất. quý 4/2024, hãng đã bán tổng cộng 495.570 xe, cao hơn mức kỷ lục vừa đạt được trong quý 3 (462.890 xe). Tuy nhiên, kết thúc năm 2024, "gã khổng lồ" này chỉ ghi nhận doanh số tổng trên toàn cầu ở mức 1.789.226 xe, giảm so với mốc 1,8 triệu xe của năm 2023.Đáng chú ý, phần lớn doanh số của Tesla hơn 1,7 đang đến từ hai mẫu xe chủ lực gồm Model Y và Model 3. Điều này đồng nghĩa với việc các mẫu Model S, Model X và Cybertruck chỉ chiếm chưa đến 5% tổng lượng xe bán ra của hãng.